Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, nhận con theo thông tư TT số: 08.a/2010/TT-BTP của bộ tư pháp về đăng ký nhận cha, mẹ , con theo quy định nhà nước. Nhấn vào nút liên kết để tải về máy. Tải văn bản Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, nhận con được ban hành kèm theo Thông tư 08a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2011 của Bộ Tư pháp Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, nhận con theo quy định nhà nước ban hành Theo điều 24 Luật Hộ tịch 2014 thì đối với trường hợp nhận cha, mẹ, con là người Việt Nam, thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con thuộc UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. Luật sư xin hướng dẫn thủ tục đăng ký nhận cha mẹ để mọi người cùng áp dụng. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con, Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau: 1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; 2. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 5 ngày làm việc. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16-11-2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15-11-2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: 1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. 2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng. Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật. Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật. Như vậy, đối với những gia đình tìm lại được con ruột thì có thể thực hiện thủ tục nhận cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật nêu trên. Các bước thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha mẹ + Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền. + Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định. + Bước 3: Công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung nhận cha, mẹ, con vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con; ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, cùng người đi đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con ký tên vào Sổ. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con UBND cấp xã có văn bản từ chối cấp Giấy khai sinh và Trích lục nhận cha, mẹ, con;chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả + Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trả kết quả cho công dân (các bên phải có mặt). Chú thích: (1) Không cần thiết trong trường hợp bản thân là người nhận cha, mẹ, con; (2) Chỉ cần thiết trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự); (3) Nếu nhận trẻ em dưới 9 tuổi làm con, thì không cần ý kiến của người con.