Tất tần tật cách tăng tốc độ website Wordpress chi tiết nhất 2021 giúp cải thiện tốc độ website Wordpress, đưa web tăng thứ hạng trên Google, Ping,...
Website của bạn load rất chậm và bạn muốn cải thiện? Trong bài viết cách tăng tốc độ website WordPress này mình sẽ hướng dẫn một cách chi tiết và sau khi làm xong, bạn sẽ thấy website của mình load nhanh một cách rõ rệt đấy.
Là một người đã sử dụng website trên nền tảng wordpress cũng đã được 6 năm, do đó, một trong những vấn đề mình quan tâm đó là làm thể nào để tăng tốc độ load web để có thể giảm thiểu khó chịu từ người đọc để không phải chờ một website load quá lâu.
Bên dưới đây là tổng hợp những cách tăng tốc độ website WordPress mà mình đã áp dụng cho những dự án website của mình, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn.
Mục lục [Hiện]
Tại sao bạn nên tăng tốc độ cho website WordPress?
Có rất nhiều lý do bạn nên tăng tốc độ độ cho website WordPress của mình, tuy nhiên bên dưới đây mình liệt kê những lý do chính như sau:
- Những công cụ tìm kiếm như Google, Ping rất thích những website có tốc độ load nhanh. Nếu website của bạn có một tốc độ nhanh thì đó là một điểm cộng rất lớn để website của bạn tăng thứ hạng tìm kiếm trên kết quả của các công cụ tìm kiếm này.
- Nghiên cứu cho thấy rằng một website có tốc độ load trên 5 giây thì sẽ có tới 46 phần trăm khách truy cập từ bỏ website của bạn mà tìm kiếm một website mới. Do đó đây là lý do bạn phải cân nhắc tăng tốc độ load cho website WordPress của mình.
- Đối với những người mua hàng online thì tốc độ load web càng quan trọng hơn, thông thường tốc độ load hơn 1 giây là họ đã bắt đầu khó chịu rồi. Do đó, nếu bạn đang có ý định xây dựng một trang thương mại điện tử trên nền tảng WordPress thì phải tăng tốc cho website.
Làm thế nào kiểm tra tốc độ load website của bạn?
Cách đơn giản và dễ dàng nhất để test tốc độ load website WordPress của bạn đó là truy cập vào website và nhẩm tính xem thời gian load của website, chắc chắn với cách thông thường này bạn cũng sẽ ước lượng được web của mình load nhanh hay chậm. Tuy nhiên, điều này không thực sự chính xác, do đó chúng ta cần có những công cụ hỗ trợ để có thể kiểm tra tốc độ load website một cách chính xác hơn.
Bạn cũng cần lưu ý là trên một website sẽ có nhiều trang, do đó tốc độ load mỗi trang luôn không giống nhau, ví dụ trang chủ sẽ có tốc độ load khác với một trang con nào đó trong website hoặc trang A sẽ có tốc độ load khác với trang B. Do đó, bạn cần test khoảng tầm 5-10 trang trên website của mình để từ đó có thống kê và tìm cách tối ưu tăng tốc cho website WordPress của mình.
Bên dưới đây là kết quả test của trang chủ và 1 trang con trong website kungfuphp.com, rõ ràng bạn sẽ thấy tốc độ load của 2 trang là khác nhau:
Những thông số mà bạn cần lưu tâm sau mỗi lần kiểm tra tốc độ load website đó là:
- kích thước của trang cụ thể đó,
- trang đó chạy khoảng bao nhiêu request
- trang có được cache hay không
- loại nội dung (tĩnh hay động) mà trang đang chạy.
Bên dưới đây là những công cụ mà bạn cần sử dụng để test tốc độ load website WordPress của mình:
- WebPageTest.org
- Tools.Pingdom.com
- PageSpeed Insights (trang này không thực sự nói lên tốc độ load web nhưng nó có các gợi ý để bạn có thể tham khảo và tối ưu tốc độ WordPress)
- GTMetric
Ok, bây giờ chúng ta sẽ đi vào phần chính của bài viết này đó là cách tăng tốc độ website WordPress chi tiết nhé.
Các bước tăng tốc độ website WordPress toàn tập
1. Chọn nhà cung cấp hosting
Một trong những yếu tố tiên quyết để tăng tốc độ website WordPress đó là cần lựa chọn một nhà cung cấp hosting tốt. Có vẻ như thông thường khi chọn hosting của một nhà cung cấp dịch vụ hositng nào đó, chúng ta thường hay chú ý đến băng thông, dung lượng, email, tên miền và không giới hạn. Tuy nhiên, điểm mà chúng ta thường bỏ lỡ đó là một hosting tốt cần phải có thời gian tải tốt vào giờ có lưu lượng cao điểm và cung cấp 99% thời gian hoạt động (uptime) liên tục.
Các hosting thông thường (Shared Hosting) có xu hướng cung cấp hiệu suất kém hơn vì bạn đang chia sẻ cùng tài nguyên máy chủ với vô số trang web khác và không có thông tin về việc người khác đang sử dụng bao nhiêu tài nguyên. Thêm vào đó, bạn không biết chính xác các máy chủ được tối ưu hóa tốt như thế nào.
Rất may, ngành công nghiệp hosting đã phát triển với công nghệ và giá của các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây đã giảm theo thời gian. Trong thời điểm hiện tại, bạn có thể mua các máy chủ đám mây chuyên dụng từ SiteGround, DigitalOcean, Amazon Web Services và thậm chí Google Compute Engine với giá tương đối mềm. Tuy nhiên, thiết lập các máy chủ này có thể là một nhiệm vụ khó khăn vì bạn bắt buộc phải thiết lập máy chủ từ A đến Z.
Hosting mà mình thường dùng cho các dự án website WordPress của mình đó là Hawhost, bạn cũng có thể tham khảo để sử dụng hosting này (Bạn có thể đọc bài viết hướng dẫn tạo website wordpress với Hawhost trong 20 phút)
2. Chọn theme cho wordpress tốt (nhẹ, tối ưu)
Các theme WordPress với rất nhiều yếu tố động như thanh slider, widget, biểu tượng mạng xã hội và nhiều yếu tố bóng bẩy khác nhằm mục đích làm đẹp cho website. Nhưng hãy nhớ điều này: nếu website có quá nhiều yếu tố này đồng nghĩa với kích thước trang sẽ nặng hơn sẽ dẫn đến máy chủ web của bạn bị giảm tốc độ rất nhiều
Tùy chọn tốt nhất ở đây là sử dụng các theme wordpress nhẹ. Một giải pháp là sử dụng một trong các chủ đề mặc định của WordPress sau khi cài đặt. Hoặc tham khảo nhưng giao diện WordPress đã được tối ưu và đánh giá tốt trong cộng đồng bình chọn.
Bạn có thể tham khảo top 7 theme nhẹ, tốt nhất và miễn phí cho wordpress như dưới đây:
3. Giảm kích thước hình ảnh
Hình ảnh trong website wordpress là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng lớn tới tốc độ load website wordpress của bạn. Thông thường khi bạn kiểm tra tốc độ website thông qua những công cụ đo tốc độ web mà mình đã nhắc tới ở trên thì 70% là do hình ảnh của website quá nặng. Do đó, việc tối ưu, giảm kích thước hình ảnh là một điều bạn cần phải làm nếu muốn tăng tốc website wordpress của mình.
Bạn có thể tối ưu hóa hình ảnh theo cách thủ công trước khi upload hình ảnh lên website bằng tinypng, tiện ích mở rộng Chrome PageSpeed Insights, Photoshop hoặc bất kỳ công cụ nào khác. Tuy nhiên quá trình này sẽ mất nhiều thời gian. May mắn thay, có những plugin có sẵn giúp bạn tối ưu hóa hình ảnh. Những plugin này đó là:
- Optimole
- WP Smush
- resmush.it
- EWWW Image Optimizer
Sử dụng bất kỳ plugin nào được đề cập ở trên trên trang web WordPress của bạn sẽ làm giảm đáng kể kích thước hình ảnh, do đó cải thiện tốc độ trang web của bạn.
4. Minify js và css files
Nếu bạn chạy trang web của mình thông qua công cụ Google PageSpeed Insights, có thể bạn sẽ được thông báo về việc giảm thiểu kích thước của các tệp CSS và JS. Điều này có nghĩa là bằng cách giảm số lượng yêu cầu CSS, JS và kích thước của các tệp đó, bạn có thể cải thiện tốc độ tải trang web.
Ngoài ra, nếu bạn biết cách sửa thủ công trực tiếp trên wordpress, bạn có thể nghiên cứu các hướng dẫn do Google cung cấp và thực hiện một số sửa lỗi thủ công. Nếu không, thì có những plugin sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu này; phổ biến nhất là plugin Autoptimize có thể giúp tối ưu hóa CSS, JS và thậm chí HTML của trang web WordPress của bạn.
5. Sử dụng cache (bộ nhớ đệm) cho website wordpress
Cache giúp gia tăng rõ rệt tốc độ cho website của bạn. Cache (bộ nhớ đệm) là bộ lưu trữ tạm thời các tài liệu web như trang HTML và hình ảnh. Về cơ bản trình duyệt web của bạn lưu trữ các bản sao của các trang web bạn đã truy cập gần đây để giảm mức sử dụng băng thông, tải máy chủ và độ trễ.
Đối với một website thông thường thì việc thiết lập cache cho website khá mất thời gian và đòi hỏi bạn có nhiều kiến thức về nó. Tuy nhiên, thật tuyệt vời là chúng ta đang sử dụng nền tảng WordPress, một trong những nền tảng tiện lợi nhất, đồng nghĩa với việc bạn có thể cài đặt cache cho website chỉ trong vài bước đơn giản thông qua các plugin cache.
Có nhiều plugin cache mà bạn có thể sử dụng cho website wordpress của mình đó là:
- WP Super Cache
- W3 Total Cache
- WP Rocket
- WP Fastest Cache (mình thường sử dụng plugin này)
6. Enable GZIP compression (nén tập tin)
AddOutputFilterByType DEFLATE text/plain AddOutputFilterByType DEFLATE text/html AddOutputFilterByType DEFLATE text/xml AddOutputFilterByType DEFLATE text/css AddOutputFilterByType DEFLATE application/xml AddOutputFilterByType DEFLATE application/xhtml+xml AddOutputFilterByType DEFLATE application/rss+xml AddOutputFilterByType DEFLATE application/javascript AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-javascript
7. Dọn dẹp cơ sở dữ liệu WordPress
Xóa dữ liệu không mong muốn ra khỏi cơ sở dữ liệu của bạn sẽ giữ kích thước của nó ở mức tối thiểu và cũng giúp giảm kích thước của các bản sao lưu của bạn. Bạn cũng cần phải xóa các bình luận spam, người dùng giả mạo, bản nháp cũ của nội dung và thậm chí có thể là các plugin không mong muốn cũng như theme. Tất cả điều này sẽ làm giảm kích thước của cơ sở dữ liệu và tệp web của bạn và do đó tăng tốc WordPress
Plugin mà mình thường sử dụng để dọn dẹp cơ sở dữ liệu đó là WP-Sweep và Optimize Database after Deleting Revisions
8. Giới hạn số lượng bản sao lưu WordPress (post revisions)
Các bản sao lưu bài viết WordPress chiếm nhiều không gian trong cơ sở dữ liệu WordPress của bạn. Một số người dùng tin rằng các sửa đổi cũng có thể ảnh hưởng đến một số truy vấn cơ sở dữ liệu được chạy bởi các plugin. Nếu plugin không đặc biệt loại trừ sửa đổi bài đăng, nó có thể làm chậm trang web của bạn bằng cách tìm kiếm thông qua chúng một cách không cần thiết.
Bạn có thể dễ dàng giới hạn số lần sửa đổi mà WordPress giữ cho mỗi bài viết. Chỉ cần thêm dòng mã này vào tệp wp-config.php của bạn.
define( 'WP_POST_REVISIONS', 4 );
Mã này sẽ giới hạn WordPress chỉ lưu 4 bản sửa đổi cuối cùng của mỗi bài đăng hoặc trang và tự động loại bỏ các bản sửa đổi cũ hơn.
9. Tắt hoặc xóa những plugin không cần thiết
Giữ các plugin không mong muốn trên các trang web WordPress của bạn sẽ thêm một lượng rác khổng lồ vào các tệp web của bạn. Hơn nữa, nó cũng sẽ tăng kích thước của các bản sao lưu và đặt một lượng tải quá lớn vào tài nguyên máy chủ của bạn trong khi các tệp sao lưu đang được tạo. Tốt hơn hết là loại bỏ các plugin mà bạn không sử dụng và cũng tìm các phương pháp thay thế để sử dụng các dịch vụ của bên thứ ba để tự động hóa hoặc lên lịch các tác vụ (như chia sẻ các bài đăng mới nhất của bạn lên phương tiện truyền thông xã hội).
IFTTT hoặc Zapier là hai dịch vụ web giúp tự động hóa các tác vụ đó và giảm gánh nặng cho tài nguyên trang web và máy chủ của bạn.
10. Sử dụng Cookie-Free Domains trong WordPress
Khi bạn sử dụng các công cụ đo tốc độ mình nhắc ở trên thì sẽ thấy một thông báo lỗi là “Use cookie-free domains”.
Cảnh báo này đại loại là
Khi trình duyệt yêu cầu một hình ảnh tĩnh và gửi cookie với yêu cầu, máy chủ sẽ bỏ qua cookie. Những cookie này là lưu lượng mạng không cần thiết. Để khắc phục sự cố này, đảm bảo rằng các thành phần tĩnh được yêu cầu với các yêu cầu không có cookie bằng cách tạo một tên miền phụ và lưu trữ chúng ở đó.
Khi bạn sử dụng các cookie-free domains, bạn có thể tách nội dung không yêu cầu cookie khỏi nội dung đó. Điều này giúp cải thiện hiệu suất trang web của bạn bằng cách loại bỏ lưu lượng mạng không cần thiết.
Bạn có thể đọc bài viết hướng dẫn sử dụng Cookie-Free Domain trong WordPress để biết cách làm nhé
11. Sử dụng CDN
Những người truy cập trang web của bạn thuộc nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới thì sẽ có tốc độ tải trang khác nhau, và tốc độ sẽ càng chậm nếu khách truy cập ở xa nơi lưu trữ trang web của bạn. Có nhiều CDN (Mạng phân phối nội dung) giúp duy trì tốc độ tải trang web ở mức tối thiểu cho khách truy cập từ nhiều quốc gia khác nhau. CDN giữ một bản sao của trang web của bạn ở nhiều trung tâm dữ liệu khác nhau được đặt ở những nơi khác nhau. Chức năng chính của CDN là phục vụ trang web cho khách truy cập từ vị trí gần nhất có thể. Cloudflare và MaxCDN là một trong những dịch vụ CDN phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo sử dụng.
12. Sử dụng các đoạn mã ngoài một cách ít nhất có thể
Việc sử dụng các tập lệnh bên ngoài trên các trang web của bạn sẽ thêm một khối dữ liệu lớn vào tổng thời gian tải web. Vì vậy, tốt nhất là sử dụng số lượng tập lệnh thấp, chỉ bao gồm các yếu tố cần thiết như công cụ theo dõi (như Google Analytics) hoặc hệ thống nhận xét (như Disqus).
13. Tắt pingpacks và trackpacks mặc định của WordPress
Pingbacks và trackbacks là hai thành phần cốt lõi của WordPress cảnh báo bạn mỗi khi blog hoặc trang của bạn nhận được liên kết. Nghe có vẻ hữu ích, nhưng bạn cũng có những thứ như Google Webmaster Tools và các dịch vụ khác để kiểm tra các liên kết của trang web của bạn.
Giữ pingback và trackback trên website cũng có thể gây ra tốc độ tải chậm không mong muốn cho tài nguyên máy chủ của bạn. Đó là bởi vì bất cứ khi nào bất cứ ai cố gắng liên kết đến trang web của bạn, nó sẽ tạo ra các yêu cầu từ WordPress qua lại. Chức năng này cũng bị lạm dụng rộng rãi khi nhắm mục tiêu một trang web có các cuộc tấn công DDoS.
Bạn có thể tắt tất cả trong WP-Admin → Settings → Discussion. Chỉ cần bỏ chọn “Allow link notifications from other blogs (pingbacks and trackbacks)“. Điều này sẽ giúp bạn tăng tốc WordPress.
14. Sử dụng Lazy loading nếu cần thiết
Nếu bạn thêm nhiều hình ảnh, nhiều video nhúng và thư viện ảnh vào bài đăng trên blog của bạn, thì trang web của bạn có thể được hưởng lợi từ việc tải nhanh.
Thay vì tải tất cả hình ảnh và video của bạn cùng một lúc, lazy loading tải chỉ những hình ảnh sẽ hiển thị trên màn hình người dùng.
Khi người dùng cuộn xuống, trang web của bạn sẽ tải hình ảnh hiện có thể nhìn thấy trong khu vực xem trình duyệt. Bạn có thể sử dụng lazy loading cho hình ảnh, video, thậm chí cả bình luận và gravatars của WordPress.
Đối với hình ảnh, iframe và video, bạn có thể sử dụng plugin Lazy Load by WP Rocket.
15. Luôn cập nhật phiên bản wordpress mới nhất
Là một dự án nguồn mở được duy trì tốt, WordPress được cập nhật thường xuyên. Mỗi bản cập nhật sẽ không chỉ cung cấp các tính năng mới mà còn khắc phục các sự cố và lỗi bảo mật. Giao diện và plugin WordPress của bạn cũng có thể có các bản cập nhật thường xuyên.
Là chủ sở hữu trang web, bạn có trách nhiệm giữ cho trang web, theme và plugin WordPress của bạn được cập nhật lên các phiên bản mới nhất. Không làm như vậy có thể làm cho trang web của bạn chậm và không đáng tin cậy, và khiến bạn dễ bị đe dọa bảo mật.
Tổng kết
Trên đây là 15 cách tăng tốc độ website WordPress, giúp web của bạn load nhanh hơn, từ đó giữ được người dùng ở lại web lâu hơn và đồng thời cũng tăng thứ hạng trên Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác như Ping.
Cũng như thường lệ nếu bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ đến bạn bè để truyền tải kiến thức đến họ đồng thời cũng giúp blog ngày càng phát triển và có thêm nhiều bài viết hữu ích hơn nữa nhé.
Từ khóa tìm kiếm : tăng tốc wordpress, tối ưu wordpress, tối ưu website, cách tăng tốc độ website wordpress, cách tối ưu hóa website wordpress