Mẫu Đơn xin việc (CV) Curriculum Vitae, File chuẩn mới nhất, download miễn phí dành cho các bạn đang cần làm hồ sơ xin việc đẹp gửi nhà tuyển dụng. Nhấn vào nút liên kết để tải về máy. Tải văn bản Hồ sơ xin việc CV (Curriculum Vitae) là bản tóm tắt những thông tin chi tiết về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng công việc... CV Xin Việc / Đơn xin việc Có nhiều bạn mới ra trường sẽ tìm hiểu về khái niệm này. CV là gì? Viết CV như thế nào? CV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Curriculum Vitae” mà người nước ngoài hay dùng để chỉ đơn xin việc tự thuật bản thân bạn, nếu dùng Google dịch sẽ còn cho ra kết quả là Sơ yếu lý lịch. Tuy vậy, bạn đừng lầm tưởng nó giống với bản Sơ yếu lý lịch tự thuật cá nhân của bạn… như trong bộ hồ sơ xin việc ở Việt Nam. dưới đây là một mẫu CV chuẩn tailieumau.com muốn gửi đến cho các bạn tham khảo. Mẫu đơn xin việc (CV) Vurriculum Vitae chuẩn gửi nhà tuyển dụng. Nội dung Đây thực ra là một bản liệt kê sơ lược tóm tắt quá trình học tập của bạn, bằng cấp, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc (nếu có) đối với sinh viên, thực tập viên mới ra trường. Còn đối với người đã đi làm thì là quá trình làm việc, vị trí đảm nhiệm, khả năng chuyên môn, thành tích trong công việc. Dựa vào những nội dung này mà nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc giữa các ứng viên để chọn ra người thích hợp nhất với vị trí còn đang bỏ ngỏ. Xem thêm: Đơn xin việc Đơn xin việc dành cho nhân viên văn phòng Mẫu đơn xin việc dành cho thông dịch viên tiếng Nhật. Mẫu đơn xin việc dành cho nhân viên Xuất Nhập Khẩu. Mẫu đơn xin việc dành cho nhân viên công nghệ thực phẩm. Mẫu đơn xin việc dành cho nhân viên Marketing. Mẫu đơn xin việc dành cho lập trình viên PHP. Mẫu đơn xin việc dành cho kỹ sư xây dựng. Mẫu đơn xin việc dành cho kỹ sư sản xuất. Mẫu đơn xin việc dành cho kỹ sư cơ khí Mẫu Đơn xin việc cho nhân viên sale, kinh doanh. Mẫu đơn xin việc cho nhân viên Kế Toán Cách viết CV xin việc Hiện trên có rất nhiều mẫu CV xin việc hay, ấn tượng về cả cách trình bày, màu sắc, bố cục… Nhưng về cơ bản, một CV chuẩn sẽ được trình bày với những nội dung như sau: Thông tin cá nhân của bạn: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số điện thoại và email liên lạc. Quá trình học tập: Chỉ cần bắt đầu liệt kê từ đại học/cao đẳng đến sau đó, ví dụ như chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, code, SEO, chứng chỉ dạy nghề… mà bạn đi học thêm ở ngoài. Kinh nghiệm làm việc: Đối với những người đã đi làm thì nếu ra kinh nghiệm làm việc không khó, còn đối với những bạn là sinh viên mới ra trường chưa chính thức làm việc ở một công ty nào thì vẫn có thể đề cập đến công việc làm thêm, hoặc những dự án mà bạn tự thực hiện hoặc công tác cùng bạn bè. Liệt kê ra không phải để cho có nội dung mà là để chứng tỏ rằng bạn là một con người nhiệt huyết và đam mê công việc. Kỹ năng: Đưa ra những kỹ năng mà bạn có, đặc biệt nhấn mạnh vào những kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Mục tiêu nghề nghiệp: Những gì mà bạn đang hướng đến trong định hướng nghề nghiệp của mình. Có thể chia ra 2 mức ngắn hạn và dài hạn để nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn sẽ là một nhân viên có chí tiến thủ và biết lập kế hoạch. Và cũng giống như đối với đơn xin việc, CV không nên dùng từ ngữ quá khoa trương, to tát, không trình bày dài dòng lan man, không nên khoe tất cả những gì mà bạn có trong khi điều đó lại chẳng hề liên quan hay phù hợp với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Ngắn gọn, súc tích và chân thành, đó là những “từ khóa” là bạn cần ghi nhớ để viết được một CV tốt. Hồ sơ xin việc Thường thì đơn và CV thường được gửi đi kèm theo một bộ hồ sơ xin việc. Bạn có thể mua ở các cửa hàng văn phòng phẩm với giá 10.000đ. Bộ hồ sơ chuẩn mà bạn gửi tới nhà tuyển dụng cần phải có đầy đủ các mục sau: Đơn xin việc: có mẫu sẵn trong bộ hồ sơ, bạn có thể điền thông tin không mất nhiều thời gian. Nhưng nếu thực sự muốn nhận được công việc thì bạn nên xin việc bằng đơn viết tay do chính bạn soạn với các tiêu chuẩn như đã đề cập ở trên. Sơ yếu lý lịch tự thuật: điền đầy đủ thông tin, dán kèm ảnh 3×4 và mang tới phòng công chứng phường, xã… để xin dấu xác nhận của địa phương. Lưu ý là khi đi công chứng thì cầm theo sổ hộ khẩu để họ đối chiếu, sơ yếu lý lịch của ai thì phải tự người đó đi xin dấu mới được. Một bản CV: là bản trình bày chi tiết về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, bằng cấp, chứng chỉ, thành tích, sở thích… của bản thân. Bằng tốt nghiệp, bảng điểm, các bằng cấp chứng chỉ liên quan như bằng tiếng Anh, bằng Lý luận… (nếu có) Bản sao giấy khai sinh Bản photo giấy chứng minh nhân dân có công chứng Giấy chứng nhận sức khỏe có dấu xác nhận của bệnh viện Phía ngoài bìa bộ hồ sơ xin việc của bạn nhớ liệt kê các loại giấy tờ có trong đó theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống. Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại liên hệ và địa chỉ của bạn. Hãy nhớ \ghi rõ vị trí mà bạn muốn ứng tuyển phía ngoài bìa hồ sơ. VD: Long Văn Đạt – Ứng tuyển Nhân viên kinh doanh telesales. Điều này giúp nhà tuyển dụng phân loại nhanh hơn, nghĩa là hồ sơ của bạn sẽ có ấn tượng hơn với vị trí cần tuyển người.