Luật Hộ tịch 2014 đã bỏ thủ tục khai sinh quá hạn. Vậy hiện nay khi đi đăng ký khai sinh cho con quá thời hạn thì theo thủ tục nào?
Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn theo quy định nhà nước
Trước đây, theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, trong trường hợp quá thời hạn 60 ngày mà cha, mẹ, ông bà, người thân thích không đi khai sinh cho con thì phải làm thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn.
Tuy nhiên, Luật Hộ tịch 2014 đã bỏ thủ tục này và chỉ quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh đối với cha, mẹ, ông, bà, người thân thích hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em và trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn của Công chức tư pháp, hộ tịch. Quy định này được đánh giá là khá hợp lý bởi việc quy định một thủ tục riêng về trường hợp khai sinh là không cần thiết, đồng thời việc bỏ đi thủ tục này sẽ làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thuận tiện hơn cho người dân. Hơn nữa, được khai sinh là quyền công dân mà việc khai sinh quá hạn là lỗi của cha mẹ, người thân thích của trẻ, không thể vì thế mà ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của con.
Do vậy, trường hợp quá 60 ngày mới đi đăng ký cho con, người đi khai sinh vẫn chỉ phải chuẩn bị các hồ sơ, thực hiện theo thủ tục đã được quy định tại Điều 16, Luật hộ tịch 2014. Người đi đăng ký khai sinh cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Tờ khai theo mẫu quy định
+ Giấy chứng sinh (không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh).
Cơ quan tiếp nhận:
Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh
Thời hạn: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định;
Lệ phí: Trường hợp đăng ký khai sinh đúng hạn đối với công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn đăng ký hộ tịch.
Ngoài ra, theo Điều 27, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính bổ trợ hành chính tư pháp, thì việc khai sinh quá hạn sẽ bị xử phạt cảnh cáo.