Hiện nay tình hình dịch covid đang tràn lang trên toàn thế giới , gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế , và nhiều người đã mất việc, và hầu như chúng ta không thể ra đường để kiếm tiền. Vì vậy Tài Liệu mẫu sẽ hướng dẫn bạn cách kiếm tiền tại nhà, ở nhà vẫn có thu nhập ổn định
Thay vì chỉ thực hiện mô hình kinh doanh truyền thống, tôi tin việc tìm hiểu Dropshipping là gì và tham gia mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp bạn phát triển nhanh hơn.
Chắc hẳn bạn cũng biết đến lời khuyên không bao giờ đặt tất cả trứng vào cùng một giỏ. Tương ứng trong vận hành doanh nghiệp, việc đa dạng hóa mô hình kinh doanh sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro. Hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu Dropshipping là gì, những lợi ích và hạn chế của nó, loại Website bạn nên dùng cho hình thức này,...
Dropshipping là gì?
Dropshipping về cơ bản là một hình thức kinh doanh bán lẻ. Nhưng điểm đặc biệt của Dropshipping là gì? Đó là việc người bán chấp nhận đơn đặt hàng của khách hàng nhưng không cần giữ hàng đã bán trong kho.
Mô hình thương mại điện tử Dropshipping giúp bạn thực hiện đơn đặt hàng của mình nhanh chóng. Bạn sẽ không cần phải tích trữ hàng hóa, hay trả phí lưu kho để giữ hàng hóa. Thay vào đó, bạn sẽ nhận được đơn đặt hàng của khách hàng tại nguồn cung ứng sản phẩm. Điều này thường được thực hiện bởi nhà bán buôn, nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp bên thứ 3 (tức là Dropshippers). Họ sẽ quản lý việc đóng gói và vận chuyển sản phẩm cho khách hàng. Còn công việc của bạn chỉ là giới thiệu sản phẩm, chốt đơn hàng.
Ví dụ, bạn đang muốn buôn bán, kinh doanh các mặt hàng về thời trang. Tuy nhiên, bạn đang:
- Không có địa điểm để lưu hàng.
- Chi phí lấy hàng cũng khá lớn và rủi ro hàng tồn, lỗi thời lớn.
Bạn có thể giải quyết tất cả các băn khoăn này bằng việc tham gia mô hình Dropshipping.
Tất cả những gì bạn cần là một trang Web thương mại điện tử. Bạn chọn các sản phẩm mình muốn bán. Mỗi khi có người đặt hàng từ Website của bạn, bạn chỉ cần chuyển đơn hàng đó cho người bán. Sau đó, họ đóng gói và chuyển hàng cho khách hàng ban đầu. Bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng tương ứng với sản phẩm bán được mà không cần tốn phí lưu kho, mua hàng, không tốn thời gian quản lý hay vận chuyển hàng hóa.
Ưu điểm và nhược điểm của Dropshipping là gì?
Dropshipping tuy thuận tiện nhưng không phải dành cho tất cả mọi người. Nếu bạn đang muốn thử hình thức kinh doanh này, hãy xem xét những ưu và nhược điểm sau.
Ưu điểm của Dropshipping là gì?
Tôi tin rằng những ưu điểm mà Dropshipping mang lại sẽ đủ sức thuyết phục bạn thử ngay bây giờ đấy. Các điểm tuyệt vời mà mô hình này mang lại như:
- Bạn chỉ cần đầu tư một trang Web thương mại điện tử là đã có thể tham gia mô hình này.
- Bạn không cần sản xuất sản phẩm, cũng không phải thực hiện kiểm kê hàng hóa. Bạn cũng không cần thuê mặt bằng và nhân sự nên sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể.
- Bạn không cần mua sản phẩm với số lượng lớn để lưu trữ và bán. Nhờ vậy, bạn có thể nhanh chóng thích ứng và thay đổi các dịch vụ của mình tùy thuộc vào thị hiếu khách hàng.
- Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào công việc tiếp thị, phát triển doanh nghiệp. Còn việc khách hàng mua sắm trên trang Web hoàn toàn không cần bạn chú ý chi tiết, và bên thứ 3 sẽ hoàn thành giao dịch giúp bạn.
- Dropshipping cho phép bạn làm việc mọi lúc, mọi nơi mà chẳng cần phải có văn phòng và yên tâm rằng sản phẩm của bạn luôn đến tay khách hàng kịp thời.
- Không phải lo lắng về hàng tồn kho, hoặc không đủ hàng để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Với dropshipping, bạn chỉ phải trả tiền cho những sản phẩm mà khách hàng của bạn đã đặt hàng và thanh toán. Vì vậy, bạn sẽ không mất tiền cho những sản phẩm không bán được.
Nhược điểm của Dropshipping là gì?
Mọi vấn đề đều có hai mặt, bên cạnh các điểm mạnh thì đối với nhiều người, Dropshipping cũng có mặt hạn chế. Cùng tôi tìm hiểu nhược điểm của Dropshipping là gì ngay bên dưới:
- Bất kỳ ai cũng có thể tham gia mô hình Dropshipping. Chính điều này tạo nên sự cạnh tranh khá khốc liệt giữa những người tham gia. Bạn sẽ cần nỗ lực nhiều hơn để nổi bật hơn đối thủ và kinh doanh thành công.
- Nếu bạn không nghiên cứu kỹ và chọn phải một Dropshipper kém chất lượng, danh tiếng kém nổi bật, bạn có thể gặp vấn đề với sản phẩm của mình. Vì thế, bạn cần nghiên cứu các nhà cung cấp trước khi quyết định ký kết bất kỳ thỏa thuận nào nhé.
- Về chất lượng sản phẩm, bạn sẽ khó có thể kiểm soát được bởi bạn không phải là người tạo nên sản phẩm đó.
- Bạn sẽ phải chịu gánh nặng từ việc trả lại của khách hàng. Bạn có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại của khách hàng và các vấn đề về sản phẩm. Nếu ai đó quyết định trả lại một sản phẩm, họ sẽ không gửi lại cho Dropshipper, họ sẽ gửi lại cho bạn.
- Thời gian vận chuyển có thể kéo dài. Bạn cũng không thể chủ động về thời gian chuyển hàng.
- Nếu bạn đang bán các sản phẩm giống như những người khác, bạn có thể phải tốn nhiều chi phí hơn cho các chiến dịch SEO, Marketing để vượt lên đối thủ cạnh tranh.