img

Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau: - 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi; trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Đề xuất giảm 50% mức hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần: Hãy thử làm công nhân một ngày - Ảnh 1.

Mới đây, trong nội dung hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất, nếu người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu, sau 1 năm nghỉ việc không tham gia bảo hiểm xã hội, và đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức hưởng cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội bằng 1 tháng tiền lương bình quân tính đóng bảo hiểm xã hội. Xung quanh đề xuất này, Báo Người lao động tiếp tục nhận được nhiều ý của độc giả góp ý về vấn đề này.

Bạn đọc tên Quang bày tỏ: "Tiền của người lao động hãy để người lao động tự quyết định rút hay để lại, Bô Lao động, Thương binh và Xã hội không có quyền quyết định thay người lao động". Bạn đọc Nguyễn Nguyên phản ứng gay gắt hơn khi cho rằng đây là một đề xuất vô cảm chỉ vì không muốn người lao động hưởng 1 lần. "Tiền của người lao động đóng góp vào thì hãy cho họ có quyền lựa chọn"- bạn đọc này bày tỏ. Tương tự, bạn đọc Đặng Thị Thái Hà bày tỏ: "Những ông đứng trên cao chỉ tay xuống mà phán thì hay rồi. Thử cho mấy ông vô làm công nhân vài tháng coi sống nổi không. Người lao động phải đóng 10,5% lương hàng tháng từ thu nhập của họ, cty đóng bảo hiểm 21,5% lương thì họ đã cân đối chi phí, giảm mức lương của của người lao động rồi". Một bạn đọc thì cho rằng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đăng rất bế tắc trong việc người lao động rút tiền bảo hiểm xã hội. Chính đề xuất có phần tiêu cực, áp đặt hành chính lại làm cho người lao động và doanh nghiệp thêm nản chí trong công việc.

Đề xuất giảm 50% mức hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần: Hãy thử làm công nhân một ngày - Ảnh 2.

Bạn đọc có nick Người lao động nghèo góp ý: "Nếu bảo hiểm xã hội là do nhà nước trích ngân sách ra cho người lao động sau khi về nghỉ hưu thì cắt 50% nếu rút bảo hiểm xã hội một lần thì cũng chả ai ý kiến gì. Đằng này tiền bảo hiểm xã hội là nguồn đóng góp từ doanh nghiệp và người lao động đâu có xin tài trợ từ nguồn nào đâu mà đòi cắt 50%?. Luật Bảo hiểm xã hội của nhà nước ta là luật nhân văn được đề ra cũng chỉ để giúp đỡ , tạo điều kiện và đảm bảo cho người lao động được an tâm làm việc nhất là những người lao động có hoàn cảnh khó khăn chứ không phải gây thêm khó khăn, phiền nhiễu và tạo thêm gánh nặng cho người lao động." Mong Thủ tướng chính phủ xem xét để người lao động thêm phần an tâm làm việc và tin tưởng vào đảng , chính phủ" – bạn đọc này góp ý.

 

Bạn đọc Nguyễn Đức Minh phân tích: " Hiện nay mức đóng BHXH của người lao động là 25,5% trên lương, trong đó doanh nghiệp đóng 27,5%, người lao động đóng 8%. Như vậy một năm đóng 306% (25,5% × 12 tháng = 306%). Khi nghỉ chế độ một lần người lao động được hưởng 2 tháng lương một năm thì vẫn thiệt 1,06 tháng lương chưa kể lãi cho vay trong những năm đóng BHXH. Bây giờ lại định giảm 0,5 tháng lương".

Đề xuất giảm 50% mức hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần: Hãy thử làm công nhân một ngày - Ảnh 3.

Bạn đọc tên Liêm thì đặt câu hỏi rất thẳng thắn: "Tại sao không đề ra phương án hài hòa hơn, công bằng hơn? Nếu đề xuất này được thông qua thì đó là sự ép buộc đối với người lao động. Khi đóng vào thì đầy đủ, khi rút ra lại là 50%, rõ ràng không công bằng với người lao động. Bạn đọc Thu Hoàng cũng cho rằng quá bất công và vô lý cho những người thâm niên lâu năm cố chống chọi qua mùa dịch và mất việc. "Đây là một đề xuất đi ngược lại quyền lợi của người lao động" -bạn đọc này viết.